Ăn rau chùm ngây có tác dụng gì

Ăn rau chùm ngây có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau chùm ngây ?

1078 lượt xem - Đăng bởi Dương Thị Thắng Dương Thị Thắng
11/052019 share

Rau chùm ngây là một thảo dược có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, có thể được dùng làm thuốc hay chế biến món ăn. Vậy ”ăn rau chùm ngây có tác dụng gì” hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.

Ăn rau chùm ngây có tác dụng gì

Mục lục
  • 1 Ăn rau chùm ngây có tác dụng gì?
  • 2 Bà bầu ăn rau chùm ngây có được hay không?
    • 2.1. Cách làm món ăn rau chùm ngây

Ăn rau chùm ngây có tác dụng gì?

Giá trị dinh dưỡng của chùm ngây: Trong 100 gram lá chùm ngây chứa 268 kcal, 8,28g chất xơ, 2g chất béo, 1,4g protein, 9,4g nước, còn lại là hàm lượng vitamin và khoáng chất. Trong 100 gam đó thì chứa 51.7 mg Vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với cam, đạm cao gấp 2 lần so với sữa, lượng canxi cung cấp gấp 4 lần sữa, lượng kali cao gấp 4 lần chuối, lượng vitamin A cũng cao hơn hẳn so với cà rốt.

Những công dụng cho sức khỏe mà rau chùm ngây mang lại như sau:

– Ngăn ngừa ung thư: rau chùm ngây chứa hàm lượng vitamin C rất cao gấp 7 lần so với cam, kẽm và các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do. Ngoài ra lá chùm ngây còn chứa niazimicin có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư ngăn ngừa ung thư.

– Tăng cường sức khỏe tim mạch: rau chùm ngây ngoài chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa các tổn thương ở tim thì nó còn có tác dụng giúp hạ cholesterol trong máu giúp nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch mang lại một trái tim khỏe mạnh.

– Bảo vệ gan: sillymarin có trong lá của rau chùm ngây có tác dụng làm tăng cường chức năng men gan, bảo vệ gan khỏi những tổn thương trong quá trình chuyển hóa các chất.

– Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể: do rau chùm ngây có chứa hàm lượng vitamin C rất cao, kẽm cũng như các chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

– Bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu: trong 100g bột lá khô rau chùm ngây có chứa 28mg sắt nên đây là thảo dược rất tốt đối với người bệnh bị thiếu máu do thiếu sắt.

– Giảm lượng đường trong máu: rau chùm ngây là thảo dược rất tốt đối với bệnh đái tháo đường, vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học người Ấn Độ năm 2002 cho thấy trong rau chùm ngây có chứa các hợp chất thực vật giúp làm giảm lượng đường lượng đường trong máu. Ngoài ra còn có tác dụng giảm giảm đường cũng như protein trong nước tiểu.

– Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận: rau chùm ngây có đặt tính giúp lợi tiểu rất tốt nên rất thích hợp đối với người bệnh sỏi thận giúp phá hủy và loại bỏ sỏi trong quá trình điều trị sỏi thận.

– Giảm huyết áp cao: trong lá của rau chùm ngây có chứa isothiocyanate và niaziminin có tác dụng làm giảm sự dày lên của động mạch giúp giảm huyết áp cao.

– Giúp làm đẹp da và mái tóc khỏe mạnh: vitamin C, chất chống oxy hóa có trong lá chùm ngây giúp làm đẹp da, bảo vệ da chống lão hóa ngăn ngừa tình trạng nếp nhăn, tàn nhang. Ngoài ra thì trong dầu từ hạt chùm ngây có tác dụng giúp mái tóc mềm mượt, khỏe mạnh.

– Giúp giảm cân hiệu quả: do trong rau chùm ngây có chứa isothiocyanate có tác dụng ngăn chặn hấp thu chất béo cũng như cholesterol giúp giảm cân.

– Hỗ trợ sức khỏe não bộ: các chất chống oxy hóa, sắt,kẽm… trong lá chùm ngây có tác dụng bảo vệ các tế bào não khỏi các tổn thương khi các gốc tự do hoạt động.

Chống táo bón: rau chùm ngây chứ hàm lượng chất xơ cao tốt cho hệ tiêu hóa giúp giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Xem thêm:

Ăn ớt có tác dụng gì? Ăn ớt có tác dụng giảm cân không?

Ăn lê có tác dụng gì? Ăn lê có tăng cân không?

http://bsphukhoagioi.com/an-dua-co-beo-khong-an-dua-co-tac-dung-gi-voi-co-the/

Bà bầu ăn rau chùm ngây có được hay không?

Rau chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao có thể sử dụng để làm thuốc hay món ăn có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên thì bà bầu không nên ăn, vì khi mang thai cơ thể thai phụ sẽ tiết ra hooc môn progesterone làm mềm tử cung để bào vệ thai nhi, còn trong rau chùm ngây có alpha-sitosterol, nó có tác dụng co bóp cơ trơn tử cung và gây sảy thai. Nên mẹ bầu tuyệt đối không được ăn rau chùm ngây, nhất là trong giai đoạn đầu mang thai.

Cách làm món ăn rau chùm ngây

Rau chùm ngây được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, sau đây bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc cách làm món canh rau chùm ngây thịt băm và rau chùm ngây xào.

Canh rau chùm ngây thịt băm

Chuẩn bị: 200g rau chùm ngây, 200g thịt heo băm nhuyễn, 1,5 lít nước, gia vị gồm dầu ăn, hành tím, hạt nêm và muối.

ăn rau chum ngay co tac dung gi

Cách chế biến:

  • Bước 1: Lặt lấy phần lá của rau chùm ngây ngâm 5 phút với nước muối rồi rửa sạch với nước 2 lần.
  • Bước 2: Rửa sạch thịt và băm nhỏ.
  • Bước 3: Hành tím lột vỏ rửa sạch sau đó cũng băm nhuyễn.
  • Bước 4: cho dầu vào nồi, vừa nóng thì cho hành vào phi cho vàng đều.
  • Bước 5: cho thịt băm vào đảo 1-2 phút cho thịt chín và săn lại thì cho nước vào đun sôi.
  • Bước 6: khi nước sôi cho rau chùm ngây vào 1 -2 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Rau chùm ngây xào thịt bò

Chuẩn bị: 200g rau chùm ngây, 200g thịt bò, gia vị gồm dầu ăn, hành tím, tỏi, hạt nêm và muối.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Lặt lấy phần lá của rau chùm ngây ngâm 5 phút với nước muối rồi rửa sạch với nước 2 lần.
  • Bước 2: Thịt bò thái miếng vừa ăn sau đó ướp với một ít dầu, hành tím, hạt tiêu và hạt nêm trong vòng 10–15 phút.
  • Bước 3: Tỏi lột vỏ rửa sạch, sau đó thái nhuyễn.
  • Bước 4: Cho dầu vào chảo khi dầu nóng vừa thì cho tỏi vào phi thơm để tỏi chín vàng.
  • Bước 5:  cho thịt bò vào xào với lửa lớn và đảo đều tay. Ngay khi thịt vừa chín tái thì cho ra đĩa để riêng.
  • Bước 6: Tiếp đó, cho thêm một ít dầu vào chảo và cho rau chùm ngây vào xào đều tay. Sau 1 phút thì cho phần thịt bò chín tái vào đảo đều tiếp.
  • Bước 7: Tiếp tục xào thịt và rau thêm một chút và nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Tránh xào quá lâu làm thịt bò bị dai.

Những chia sẻ qua bài viết trên đây hy vọng bạn đọc sẽ hiểu về những tác dụng của rau chùm ngây đối với sức khỏe, nếu bạn còn thắc mắc hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé.

Nguồn tham khảo:

+ Moringa oleifera:https://en.wikipedia.org/wiki/Moringa_oleifera

+ 6 Science-Based Health Benefits of Moringa oleifera: https://www.healthline.com/nutrition/6-benefits-of-moringa-oleifera

Hashtag: #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquocte

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Tác giả bài viết
Bác sĩ phụ khoa giỏi
Tư vấn