Ăn lê có tác dụng gì

Ăn lê có tác dụng gì? Ăn lê có tăng cân không?

1324 lượt xem - Đăng bởi Dương Thị Thắng Dương Thị Thắng
09/052019 share

Lê là trái cây được nhiều người yêu thích, vừa thơm ngon lại vừa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. vậy “ăn lê có tác dụng gì ?”

Ăn lê có tác dụng gì

Mục lục
  • 1 Ăn lê có tác dụng gì?
    • 1.1. Ăn lê có tăng cân không ?
    • 1.2. Ăn lê nhiều có tốt không?

Ăn lê có tác dụng gì?

Ăn lê không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn có tác dụng giảm cân hiệu quả.

Quả lê là nguồn cung cấp các loại dưỡng chất, các loại vitamin  và khoáng chất dồi dào.

Các thành phần dinh dưỡng của qủa lê chứa 84% nước và 15,2% carbonhydrate ( trong đó chất xơ chiếm 20% ) và trung bình một quả lê chỉ chứa 101 calo.

Tăng cường sức đề kháng, hệ thống miễn dịch của cơ thể: vitamin C có trong lê là một chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do, có tác dụng chống lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Cải thiện hệ tiêu hóa: quả lê có chứa hàm lượng chất xơ khá cao có tác dụng hỗ trợ hệ  tiêu hóa hoạt động bình thường tránh các bệnh rối loạn hệ tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón…

Tốt cho hệ tim mạch: lê có chứa các chất chống oxy hóa cao giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đồng thời hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động tốt hơn.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: lê là trái cây có chứa hàm lượng calo thấp, mỗi quả lê chỉ chứa 101 calo mà lượng chất xơ cao nên khi ăn vào sẽ tạo cảm giác no lâu, là sự lựa chọn giảm cân hiệu quả.

Kiểm soát đường huyết: trong lê có hàm lượng đường thấp nên người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn lê bình thường mà không có ảnh hưởng gì. Ngoài ra, ăn lê còn giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể cũng như phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

Kiểm soát cholesterol trong máu: hàm lượng chất xơ trong quả lê cao giúp đào thải các cholesterol xấu ra ngoài có thể, hỗ trợ kiểm soát cholesterol trong máu.

Ngăn ngừa loãng xương: lê là trái cây có chứa nhiều khoáng chất boron giúp cơ thể tăng hấp thu các khoáng chất như magie, canxi… ngăn ngừa loãng xương, giúp xương chắc khỏe.

Cải thiện tuần hoàn máu: lê còn là trái cây có chứa hàm lượng sắt và đông khá cao nên ăn lê có tác dụng điều hòa lưu lượng máu cũng như cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.

Giảm viêm: flavonoid và các chất chống oxy hóa trong lê có tác dụng giảm viêm hiệu quả trong các bệnh như: viêm khớp, gout, viêm khớp dạng thấp…

Hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh: axit ascorbic và vitamin C có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng. Ngoài ra thì axit ascorbic còn có tác dụng làm giảm căng thẳng lên tim và ngăn ngừa bệnh tim phát triển.

Ăn lê có tăng cân không ?

Lê là loại trái cây có chứa nhiều chất xơ, hàm lượng đường tự nhiên thấp và mỗi quả lê chỉ chứa 101 calo nên khi ăn lê sẽ không gây tăng cân mà đặc biệt nếu ăn đúng cách còn có tác dụng gảm cân hiệu quả. Tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều, vì khi ăn nhiều như thế sẽ cung cấp nguồn năng lượng lớn cơ thể sẽ không kịp chuyển hóa như vậy sẽ gây tích tụ lại tạo thành mỡ thừa và gây tăng cân.

Xem thêm:

Ăn dứa có béo không? Ăn dứa có tác dụng gì với cơ thể?

Ăn mận có mập không? Công dụng và tác hại với sức khỏe

Ăn cà tím có tác dụng gì? Ăn cà tím có giúp giảm cân không?

Ăn lê nhiều có tốt không?

Ăn lê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu bạn ăn ở mức độ hợp lý, nhưng ăn nhiều sẽ gây những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe như:

Gây tăng cân: lê có chứa lượng chất béo thực vật khá cao nên khi ăn nhiều sẽ tạo thành mỡ thừa tích tụ trong cơ thể và khiến bạn tăng cân.

Ảnh hưởng đến tiêu hóa: gây khó chịu, đầy bụng.

Ăn lê nhiều sẽ hại tỳ: do lê có tính hàn nên ăn nhiều sẽ hại tỳ nên nhưng người bị tỳ vị hư hoặc bị viêm ruột không nên ăn lê.

Qua những chia sẻ của chúng tôi trên đây thì chắc bạn đã biết rõ hơn về “ăn lê có tác dụng gì ”, nếu bạn đang còn thắc mắc gì cần tư vấn thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 02438 255 5990836 633 399 hay nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn cụ thể nhé.

Nguồn tham khảo:

+ Everything you need to know about pears: https://www.medicalnewstoday.com/articles/285430.php 

+ Benefits Of Pears (Nashpati) And Its Side Effects: https://www.lybrate.com/topic/pears-nashpati-benefits-and-side-effects

+ 11 Surprising Benefits Of Pears: https://www.organicfacts.net/health-benefits/fruit/pears.html

 

Hashtag: #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquocte

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Tác giả bài viết
Tags
Bác sĩ phụ khoa giỏi
Tư vấn