Ăn măng tây có tốt không

Ăn măng tây có tốt không?

756 lượt xem - Đăng bởi Quỳnh Huế Quỳnh Huế
15/022020 share

Măng tây vốn được xem như một loại rau cao cấp, thậm chí còn được gọi là rau “hoàng đế” bởi hương vị đặc trưng cùng giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên thì liệu ăn măng tây có tốt không? Có phải ai cũng ăn được hay không? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết dưới đây.

Mục lục
  • 1 Ăn măng tây có tốt không?

Ăn măng tây có tốt không?

Măng tây là một cây sống lâu năm, cao khoảng 50-100cm, thân tròn, thẳng, có phân nhánh ngang, lá mọc chụm 3-8 dài khoảng 2-3cm, xếp thành tầng, ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng bởi hương vị đắng nhẹ đặc trưng cùng hàm lượng dinh dưỡng cao.

Cụ thể, trong măng tây có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như protit, gluxit, xenlulozo, canxi, sắt, kẽm, chất xơ, vitamin A, B6, B12, D, C, E, K, folate, choline, axit folic… Ngoài ra, loại rau này còn chứa đến 93% nước và đặc biệt là inulin – một loại hợp chất rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Măng tây còn có tác dụng chữa được rất nhiều loại bệnh như:

  • Trị chứng mất ngủ, cải thiện giấc ngủ sâu và ngon hơn
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Tốt cho hệ hô hấp
  • Giảm cân
  • Tốt cho thai nhi
  • Giảm thiểu các bệnh tim mạch
  • Ngăn ngừa chứng suy tĩnh mạch
  • Làm đẹp da
  • Giúp xương chắc khỏe
  • Giảm thiểu nguy cơ tiểu đường tuýp 2
  • Chống lão hóa
  • Lợi tiểu
  • Ngăn ngừa bệnh trầm cảm
  • Giảm đau nhức trong kỳ kinh
  • Hỗ trợ điều trị ung thư
  • Tốt cho mắt

Lưu ý: Măng tây chứa rất nhiều chất xơ. Bạn không nên nạp quá nhiều lượng chất xơ này vào cơ thể. Nó có thể làm giảm độ ẩm trong cơ thể dẫn tới hiện tượng khó đi ngoài, từ đó ảnh hưởng tới cơ ruột non, dẫn đến táo bón và đau bụng.

Bên cạnh đó, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau thì không nên ăn măng tây:

  • Người bị huyết áo cao
  • Người bị bệnh phù nền do chứng rối loạn suy tim hoặc thận
  • Khi ăn măng tây thấy ngứa cổ họng, phát ban, buồn nôn, chóng mặt, đầy hơi…
  • Người bị gout

Ngoài ra, măng tây phản ứng với sắt làm đổi màu măng tây và sinh ra nhiều chất ộc hại. Vì vậy, để tránh điều này thì bạn không nên luộc măng tây trong nồi sắt.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy hỏi ý kiến của các thầy thuốc để được tư vấn một cách chính xác nhất!!!

Tham khảo: NHỮNG TÁC DỤNG CỦA MĂNG TÂY XANH: https://mangtay.net/tac-dung-cua-mang-tay-xanh. Truy cập ngày: 15/2/2020.

Bài viết được đăng tại: Bsphukhoagioi.com

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Tác giả bài viết
Tags
Bác sĩ phụ khoa giỏi
Tư vấn