ăn mít có nóng không

Ăn mít có nóng không? Bà bầu ăn mít có tốt không?

974 lượt xem - Đăng bởi Dương Thị Thắng Dương Thị Thắng
21/052019 share

Ăn mít có nóng không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay, đặc biệt là chị em sợ khi ăn sẽ gây nóng dẫn đến mọc mụn, rôm sẩy,… ảnh hưởng đến làn da. Vậy để hiểu rõ về vấn đề này mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết này.

ăn mít có nóng không

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Ấn Độ thì trong mít có chứa đầy đủ các vitamin và kháng chất cần thiết cho cơ thể mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao.

Mục lục
  • 1 Vậy ăn mít có nóng không?
    • 1.1. Ăn mít có tác dụng gì với sức khỏe hay không?
  • 2 Ăn mít có tốt cho bà bầu không?

Vậy ăn mít có nóng không?

Nhiều người cho rằng khi ăn mít sẽ gây nóng trong dẫn đến các hiện tượng như: nổi mụn nhọt, rôm sảy… nên họ lựa chọn cách không ăn, vì  thế mà họ đã vô tình bỏ qua những giá trị dinh dưỡng từ mà mít mang lại.

Các chuyên gia y tế và khoa học trên thế giới cho rằng đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm và chỉ ra rằng nếu như ăn mít có thể gây nóng trong thì tại sao nhiều người ăn lại không bị gì? Thực ra không có hoa quả chín nào gây nóng trong cả, cơ địa của mỗi người vốn dĩ khác nhau nên mới xuất hiện tình trạng mụn nhọt, rôm sẩy… Khi ăn mít chỉ là một chất xúc tác kết hợp với cơ địa nhảy cảm làm cho bạn có các biểu hiện như vậy.

Trong mít có chứa hàm lượng đường khá là cao, do vậy nên khi ăn sẽ làm tăng đường huyết và đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và dẫn đến các hiện tượng trên.

Ăn mít có tác dụng gì với sức khỏe hay không?

Loại hoa quả nào cũng có mặt tốt hay mặt xấu, tuy nhiên chỉ cần mình bổ sung đúng cách thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

– Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể: mít là nguồn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh ngăn ngừa bệnh tật.

– Chống lại bệnh ung thư: ignans, isoflavones, saponins và vitamin C là những chất đóng vai trò như là chất chống ung thư nên khi ăn mít sẽ có tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa các bệnh ung thư.

– Bổ sung năng lượng: fructose và sucrose là các loại đường có mặt trong thành phần của mít có tác dụng bổ sung năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra trong mít cũng không có chứa cholesterol cũng như các chất béo bão hòa.

– Tốt cho hệ tiêu hóa: mít là loại quả có chứ nhiều chất xơ, ngoài ra thì mít cũng có đặc tính chống loét nên ăn mít sẽ giúp ngăn ngừa được các bệnh về đường tiêu hóa như: táo bón, các bệnh ở đại tràng.

– Làm đẹp da: ngoài vitamin C thì mít còn chứa nhiều vitamin A, các chất chống oxy hóa có tác dụng làm đẹp da, giúp da ngăn ngừa tình trạng nếp nhăn, nám, tàn nhang và bảo vệ da, làm chậm quá trình lão hóa da mang lại cho bạn một làn da tươi tắn, khỏe mạnh.

– Tốt cho thị lực: với nguồn vitamin A dồi dào, ngoài có tác dụng đẹp da còn có tác dụng bảo vệ đôi mắt, giúp cho đôi mắt khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh về mắt như: thoái hóa điểm vàng…

– Duy trì huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch: hàm lượng kali cao trong mít rất tốt với những người bị huyết áp cao, vì nó có thể giúp máu trong cơ thể được lưu thông, hạ huyết áp của cơ thể và giúp cơ thể phòng tránh các bệnh về tim mạch.

– Bổ sung sắt cho cơ thể: ăn mít giúp bổ sung sắt cho cơ thể, giúp lưu thông máu khắp cơ thể và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

– Cải thiện chức năng của xương: magie và canxi có trong mít được chứng minh có tác dụng cải thiện chức năng của xương rất tốt, giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh về xương khớp.

– Tốt cho phụ nữ có thai: Mít chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B có vai trò kiểm soát nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt.

Xem thêm thực phẩm tốt cho sức khỏe:

Ăn quýt có tác dụng gì đến sức khỏe?

 Ăn lựu có tác dụng gì?

Ăn mít có tốt cho bà bầu không?

Trong thành phần của mít có chứa nhiều vitamin nhóm B như: vitamin B6, niacin, riboflavin và axit folic nên ăn mít mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Phụ nữ mang thai ăn mít ngoài mang lại những lợi ích trên như: giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bảo vệ mắt và da, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu… còn có tác dụng kiểm soát điều tiết hormone trong thai kỳ, hạn chế được những căng thẳng trong thời kỳ mang thai, cũng như tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch của mẹ bầu để hạn chế mắc bệnh ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên thì mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên bổ sung 80 – 100g trái cây vào cơ thể để tận dụng được các giá trị dinh dưỡng từ trái cây mà không gây hại cho cơ thể. Và với những mẹ bầu bị dị ứng hay bị rối loạn đông máu thì không nên ăn mít để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chủ đề “ăn mít có nóng không” giúp chị em bổ sung và tận dụng những lợi ích của mít mang lại cho sức khỏe.

Nguồn tham khảo:

+ How to Eat Jackfruit: https://www.wikihow.com/Eat-Jackfruit

+ All About Jackfruit and How to Eat It: https://www.thespruceeats.com/what-is-jackfruit-3217085

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Tác giả bài viết
Tags
Bác sĩ phụ khoa giỏi
Tư vấn