bà bầu ăn lựu có tốt không

Bà bầu ăn lựu có tốt không? Ăn lựu có tác dụng gì?

1342 lượt xem - Đăng bởi Dương Thị Thắng Dương Thị Thắng
15/052019 share

Lựu là trái cây được nhiều chị em ưa chuộng với hương vị thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy “bà bầu ăn lựu có tốt không ” bài viết sau sẽ giải đáp đến bạn đọc.

bà bầu ăn lựu có tốt không

Mục lục
  • 1 Bà bầu ăn lựu có tốt không?
    • 1.1. Ăn lựu có tác dụng gì?
    • 1.2. Ăn lựu có nên bỏ hạt hay không?

Bà bầu ăn lựu có tốt không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100rg phần ăn được của quả lựu có chứa 79,6g nước, 70kcal, 16,2g chất đạm, 02,5g chất xơ, 0,3g chất béo còn lại là vitamin và khoáng chất.

Khi mang thai sức đề kháng của mẹ bầu sẽ yếu hơn bình thường nên ăn lựu giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu rất tốt, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh nhờ nguồn cung cấp vitamin C dồi dào từ lựu.

Hợp chất phytochemical trong lựu có tác dụng cân bằng huyết áp trong cơ thể, rất tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra nhờ hợp chất này sẽ làm được nguy cơ tiền sản giật do huyết áp tăng vào 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai.

Ăn lựu khi mang thai còn có tác dụng rất tốt đối với hệ xương của mẹ và con.

Nhờ nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa dồi dào nên khi ăn lựu có tác dụng tái tạo các tế bào da giúp cho làn da của mẹ bầu sáng mịn và khỏa mạnh.

Vì vậy, lựu là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai.

Ăn lựu có tác dụng gì?

Dưới đây là những công dụng chữa bệnh và làm đẹp của quả lựu:

Ngăn ngừa ung thư: flavonoid là một chất chống oxy hóa trong lựu có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do trong cơ thể và giảm nguy cơ phát triển các tế bào xấu, giúp cơ thể phòng chống mắc bệnh ung thư như: ung thu vu, ung thư tuyến tiền liệt.

Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể: lựu là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin như vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa cao gấp 3 lần rượu vang và trà xanh có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đặt biệt là khả năng kháng khuẩn và kháng virus.

Tăng cường sức khỏe tim mạch: lựu có chứa các thành phần chống oxy hóa có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu giúp máu được lưu thông tốt hơn và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như: đột quỵ, cơn đau thắt ngực…

Làm đẹp da: do lựu là trái cây chứa nhiều loại vitamin cũng như các chất chống oxy hóa nên uống nước ép lựu giúp ngăn ngừa tình trạng nếp nhăn, nám, tàn nhang hiệu quả mang lại làn da đẹp và rạng rỡ hơn.

Chống béo phì: lựu có chứa nhiều nước nên ăn lựu giúp giảm cảm giác thèm ăn hỗ trợ duy trì cân nặng rất tốt.

Ngăn ngừa thiếu máu: ăn lựu còn giúp giảm các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược do trong lựu có chứ hàm lượng sắt đáng kể để bổ sung cho cơ thể.

Có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường: đối với người mắc bệnh tiểu đường thì uống nước ép lựu có tác dụng giảm xơ cứng động mạch giúp giảm nguy cơ các bệnh mạch vành.

Tốt cho sức khỏe răng miệng: do lựu có chứa các dưỡng chất kháng khuẩn kháng virus nên bổ sung nước ép từ lựu giúp cơ thể ngăn ngừa tối đa các vấn đề về răng miệng.

Có lợi cho khả năng tình dục và sinh sản: với nguồn cung cấp các chống chống oxy hóa dồi dào thì lựu giúp cân bằng oxy hóa trong cơ thể và cân bằng oxy hóa trong cả nhau thai. Vì vậy nên uống nước ép lựu có tác dụng hỗ trợ khả năng sinh sản ở nữ giới. Còn đối với nam giới thì có thể kích thích tăng nồng độ nội tiết tốt testosterol, đây là nội tiết tố chính điều khiển vấn đề quan hệ tình dục.

Ngoài ra lựu còn được sử dụng để điều trị ho, viêm họng, rối loạn tiêu hóa…

Xem thêm: 

Ăn lạc có béo không? Ăn lạc có tốt cho bà bầu?

Ăn rau ngót có tốt không? Ăn rau ngót có tốt cho bà bầu hay không?

Ăn lựu có nên bỏ hạt hay không?

Có nhiều không biết được những công dụng từ hạt lựu mang lại nên nhiều người khi ăn thường có thói quen bỏ hạt vô tình mất đi những lợi ích cho sức khỏe.

Chuyên gia cho biết hạt lựu có giá trị dinh dưỡng rất cao, mang lại nhiều lợi ích như: chống vi khuẩn, chống oxy hóa, tẩy giun, giải nhiệt, ngừa ra mồ hôi, chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp hệ tiêu hóa của trẻ em hoạt động tốt hơn…

Tuy nhiên thì chuyên gia cũng lưu ý để tránh tình trạng khó tiêu, tác ruột thì khi nuốt hạt lựu thì cần phải nhai kỹ trước khi nuốt. Còn với trẻ em thì không nên nuốt hạt lựu, đặt biệt với người tiểu đường hay bị viêm dạ dày cũng không nên ăn tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Như vậy, những thông tin chia sẻ của chúng tôi trên đây về chủ đề “ăn lựu có tốt cho bà bầu không” hy vọng sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn những lợi ích của lựu mang lại cho sức khỏe, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai.

Nguồn tham khảo:

+ Pomegranate: https://en.wikipedia.org/wiki/Pomegranate

+ Pomegranate for Pregnant Women: https://healthyeating.sfgate.com/pomegranate-pregnant-women-2489.html

Hashtag: #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquocte

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Tác giả bài viết
Tags
Bác sĩ phụ khoa giỏi
Tư vấn