Ăn rau sam có tác dụng gì. Rau sam có chứa nhiều chất nhầy, omega 3 các vitamin và khoáng chất… do vậy nên ngoài là một loại rau dân dã thì rau sam còn được coi là thứ thuốc thần kì.
- 1 Ăn rau sam có tác dụng gì
- 1.1. Ăn rau sam nhiều có tốt không?
- 1.2. Món ăn rau sam tốt cho sức khỏe
Ăn rau sam có tác dụng gì
Theo viện vệ sinh dịch tễ: rau sam có chứa 1,4% protit, 3% gluxit, 1,3% tro, 85mg% canxi, 56mg% P, 1,5mg% Fe, 26mg% Vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg% Vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% Vitamin PP.
Vì chứa nhiều các chất dinh dưỡng và vitamin nên rau sam có những công dụng không ngờ đến sức khỏe như:
Chống viêm, giảm đau: omega 3, chất nhầy và khoáng chất có trong rau sam có tác dụng giảm đau, giảm các khó chịu, chống viêm hiệu quả.
Bảo vệ da, ngăn ngừa lão hóa: rau sam là loại cây chứa nhiều các chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin E, beta-carotene… có tác dụng bảo vệ da chống lại các gốc tự do, hạn chế nam, tàn nhang, ngăn ngừa lão hóa.
Phòng ngừa các bệnh tim mạch, ổn định huyết áp: rau sam có chứa omga 3 và lượng kali cao nên có tác dụng điều hòa lưu thông máu trong cơ thể, điều hòa cholesterol trong máu đồng thời tăng sức bền thành mạch, giúp phòng tránh tình trạng rối loạn nhịp tim, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và ổn định huyết áp.
Tốt cho hệ tiêu hóa: do trong rau sam chứa nhiều chất nhầy cũng như hàm lượng chất xơ cao nên có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón.
Lợi tiểu: tác dụng lợi tiểu của rau sam có thể giúp loại bỏ các chất thừa ra khỏi cơ thể, ngoài ra còn có thể giúp giảm tình trạng thừa cân.
Chống nhiễm trùng: do rau sam có đặc tính kháng khuẩn cao nên có thể dùng để diệt các lọa vi khuẩn gây ra các bệnh như: lỵ, thương hàn hoặc một số bệnh nấm.
Bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống loét: trong rau sam chứa nhiều chất nhầy nên có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày.
Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể: Trong 100g rau sam thì có khoảng 93g nước và rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát có thể dùng rau sam tươi nấu nước uống hoặc lấy nước ép vào mùa hè giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.
Hạ đường huyết: ngoài các tác dụng trên thì rau sam còn có tác dụng hạ đường huyết một cách tự nhiên, phòng tránh các bệnh như: đái tháo đường, béo phì…
Xem thêm:
Ăn rau sam nhiều có tốt không?
Khi bổ sung rau sam hay bất cứ thực phẩm nào vào bữa ăn thì bạn nên cân nhắc về số lượng, bạn không nên ăn rau sam nhiều và để cân bằng dinh dưỡng thì bạn nên ăn đa dạng các loại thực phẩm. Vì khi ăn nhiều rau sam sẽ gay rối loạn chất dinh dưỡng trong cơ thể và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những người tuyệt đối không được ăn rau sam đó là người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy và phụ nữ có thai.
Món ăn rau sam tốt cho sức khỏe
Món ăn chế biến từ rau sam có lợi cho sức khỏe:
Rau sam xào tỏi
Nguyên liệu: 500g rau sam, 1 củ tỏi, gia vị gồm: muối, tiêu, bột nêm, bọt ngọt.
Cách chế biến:
Bước 1: rau sam nhặt sạch sau đó chọn lấy phần ngọn non rửa sạch để ráo nước
Bước 2: tỏi bóc vỏ bằm nhuyễn.
Bước 3: đặt nồi nước đun sôi, luộc rau sam gần chín rồi vớt ra tráng qua nước lạnh (làm rau bớt đắng, và giữ màu đẹp).
Bước 4: đặt chảo lên bếp, cho dầu vào nóng vừa thì cho 1 ít tỏi bằm vào phi thơm, sau đó cho rau đã ráo nước vào, đảo thật nhanh, nêm muối, bột nêm vừa ăn, cho tỏi bằm nhuyễn còn lại vào đảo qua cho thơm rồi tắt bếp, rắc thêm chút tiêu.
Món salad rau sam cà chua
Nguyên liệu: 2 chén rau sam, 5 quả dưa chuột thái nhỏ bỏ hạt, 4 chén cà chua nhỏ cắt thành miếng, 1 củ hành tây nhỏ cắt miếng, 1 muỗng cà phê bạc hà khô, 1/3 chén dầu oliu, 1/3 chén nước cốt chanh, gia vị gồm muối và hạt tiêu.
Cách chế biến: cho rau sam, dưa chuột, cà chua, hành tây và bạc hà khô kết hợp với nhau và trộn đều. Sau đó cho thêm nước cốt chanh, dầu oliu, muối, hạt tiêu vào trộn đều, điều chỉnh cho gia vị vừa miệng.
Những chia sẻ của chúng tôi trên đây về chủ đề “ăn rau sam có tác dụng gì” hy vọng sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích và biết cách chế biến các món ăn từ sau rau có lợi cho sức khỏe.
Nguồn tham khảo:
+ Portulaca oleracea: https://en.wikipedia.org/wiki/Portulaca_oleracea
+ Common Purslane, Portulaca oleracea: https://wimastergardener.org/article/common-purslane-portulaca-oleracea/
+ Portulaca oleracea: http://tropical.theferns.info/viewtropical.php?id=Portulaca+oleracea
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Hashtag: #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquocte
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0836 633 399 - (0243)8 255 599
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại
- Hotline: 0836 633 399 - (0243)8 255 599
- Click [Tư vấn trực tuyến]
- Để tiết kiệm chi phí hãy [ĐỂ LẠI SĐT]