Bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao

Bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao?

433 lượt xem - Đăng bởi Dương Thị Thắng Dương Thị Thắng
21/022022 share

Khi mang thai, các hormone trong cơ thể chị em có nhiều thay đổi khiến cho “cô bé” trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Chính vì nguyên nhân này mà phụ nữ có thai là đối tượng rất dễ gặp tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Cùng bác sĩ Hà Thị Huệ – chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa tìm hiểu về chủ đề bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Mục lục
  • 1 Nguyên nhân viêm phụ khoa khi mang thai
  • 2 Dấu hiệu viêm phụ khoa ở mẹ bầu
  • 3 Các bệnh viêm phụ khoa khi mang thai thường gặp
  • 4 Bà bầu mắc phải bệnh viêm phụ khoa có nguy hiểm không?
  • 5 Bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao?

Nguyên nhân viêm phụ khoa khi mang thai

Bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao
Bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao

Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc viêm phụ khoa. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì tỉ lệ viêm nhiễm sẽ cao hơn do cơ thể có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chính viêm phụ khoa khi mang thai:

  • Vùng kín của mẹ bầu thường tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn, nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và tăng sinh của nấm, vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ,…
  • Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về mặt sinh lý, nội tiết tố cũng thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của các cơ quan sinh sản. Lượng estrogen trong cơ thể mẹ bầu lúc này tăng cao, kích thước của thai nhi ngày càng lớn hơn gây chèn ép vùng chậu khiến khí hư tiết ra nhiều, vùng kín trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
  • Sức đề kháng của phụ nữ có thai cũng yếu hơn bình thường, vậy nên cơ thể dễ mắc các bệnh phụ khoa do không có khả năng kháng lại vi khuẩn, nấm.
  • Cấu trúc cổ tử cung khi mang thai mở rộng làm cho vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây bệnh.

Dấu hiệu viêm phụ khoa ở mẹ bầu

Ngoài những dấu hiệu chung thì tùy vào từng dạng bệnh viêm phụ khoa mà sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể các triệu chứng của viêm phụ khoa khi mang thai:

  • Vùng kín ra nhiều khí hư có màu vàng, xanh, nâu, đen.
  • Dịch âm đạo có mùi hôi, đặc, vón cục hoặc loãng như nước.
  • Âm đạo ra máu bất thường, cảm giác đau rát vùng kín đặc biệt là đau khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
  • Đau rát, ngứa ngáy, sưng đỏ ở âm hộ, âm đạo.

Các bệnh viêm phụ khoa khi mang thai thường gặp

Viêm phụ khoa là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ có thai. Một số loại bệnh viêm phụ khoa điển hình mà chị em cần lưu ý:

Nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến thường gặp ở phụ nữ mang thai do mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo và gây viêm nhiễm. Khi số lượng vi khuẩn trong âm đạo tăng sinh quá mức gây ra kích ứng, sưng viêm, tiết nhiều dịch có mùi hôi có thể ảnh hưởng đến khu vực niệu đạo, bàng quang, vùng da ở vùng sinh dục

Viêm âm đạo do trichomonas

Trichomonas là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Đây cũng là trường hợp viêm âm đạo ở nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Dấu hiệu của bệnh thường cảm thấy ngứa vùng kín, đi tiểu khó khăn, đu khi đi tiểu, dịch âm đjao ra nhiều bất thường có màu xanh hoặc vàng kèm theo mùi hôi khó chịu.

Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sinh non.

Nhiễm nấm Candida

Thường sinh sống trong âm đạo, các loài nấm candida này hoàn toàn vô hại khi môi trường được cân bằng. Tuy nhiên, khi mang thai, sự tăng giảm đột ngột của nội tiết tố có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

Đặc điểm nhận biết là: tiết dịch màu trắng sữa, đặc hoặc sệt như sữa chua, bộ phận sinh dục, âm đạo ngứa, rát. Điều trị viêm âm đạo do nấm Candida khi mang thai thường dễ dàng nhưng tình trạng bệnh dễ tái phát.

Sản phụ cần được điều trị bệnh triệt để trước khi sinh để tránh lây nhiễm cho con trong quá trình sinh nở. Cần lưu ý những nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh:

– Khi sinh qua đường âm đạo, nấm có thể bám vào niêm mạc miệng, gây hắc lào miệng hoặc viêm da do nấm ở trẻ sơ sinh.

– Nguy hiểm hơn nữa, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ hoặc tăng nguy cơ sinh non, sức đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do nấm…

Viêm phụ khoa do nhóm vi khuẩn Bacterial Vaginosis

Đây là bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai, và khoảng 1/5 sẽ bị nhiễm. Điều này xảy ra khi sự thay đổi nội tiết tố khiến vi khuẩn sống tự nhiên trong âm đạo phát triển quá mức trong thời kỳ mang thai.

Nhận biết các đặc điểm bằng các biểu hiện sau: Nước tiểu chuyển sang màu xám, có mùi tanh …

Mẹ bầu không nên chủ quan khi có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín. Vì nhóm vi khuẩn này thường liên quan đến các biến chứng nguy hiểm khi mang thai, chẳng hạn như:

  • Vỡ ối sớm,
  • Nhiễm trùng nước ối,
  • Nguy cơ sảy thai khi thai lớn, nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với người không mắc bệnh,
  • Đứa trẻ sinh ra nhẹ cân,
  • Viêm nội mạc tử cung sau sinh ngả âm đạo hoặc sinh mổ …

Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn

Lậu cầu khuẩn là nguyên nhân gây viêm phụ khoa khi mang thai thường gặp. Đây là bệnh có mức độ nguy hiểm và thời gian ủ bệnh kéo dài khiến mẹ bầu khó phát hiện sớm trừ khi thăm khám và làm các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe.

Triệu chứng của bệnh: tiểu rắt, nước tiểu đục kèm theo mủ, ra nhiều khí hư máu mùi hôi, đau bụng dưới,…

Bệnh phụ khoa do lậu cầu khuẩn gây ra có thể ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi, tăng khả năng sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai, có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh thường qua đường âm đạo. Vi khuẩn từ chất dịch tiết ra ở đường sinh dục của người mẹ xâm nhập vào mắt của trẻ sơ sinh, gây nên tình trạng viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh. (từ ngày thứ 2 sau sinh, mắt của bé sẽ bị sung huyết, có nhiều mủ vàng, gây giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa)

Bà bầu mắc phải bệnh viêm phụ khoa có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn mang thai, do sự thay đổi về hormone khiến cơ thể tiết ra nhiều khí hư hơn. Màu sắc và mùi của khí hư có thể là các dấu hiệu cảnh báo viêm phụ khoa mà nhiều người thường bỏ qua.

Theo bác sĩ Huệ, phụ nữ có thai bị viêm phụ khoa sẽ kích thích đến cổ tử cung,tăng nguy cơ sinh non, thậm chí là sảy thai. Trường hợp viêm phụ khoa ở giai đoạn nặng, không được chữa trị đúng cách và kịp thời còn gây ra nhiễm khuẩn tử cung, trẻ sinh ra dễ bị nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm nấm từ mẹ sang con.

Viêm phụ khoa ở bà bầu có thể chữa khỏi nếu được điều trị sớm ngay từ những biểu hiện lâm sàng để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ.

Nếu bà bầu mắc các bệnh phụ khoa do nấm và chlamydia gây ra trong thời kỳ này, bà bầu sẽ có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy vùng kín, đau bụng, thậm chí có thể gây viêm màng ối, dễ sinh non và lây nấm sang con. . Vì vậy, trước khi có ý định mang thai, cần khám sức khỏe tổng quát và khám phụ khoa để điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm vùng kín, viêm phần phụ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con sau này.

Phụ nữ mang thai dù mắc bất cứ bệnh phụ khoa nào cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Các bệnh như viêm âm hộ, viêm cổ tử cung khi sinh thường có thể truyền vi khuẩn cho em bé, dẫn đến nguy cơ viêm phổi ở trẻ sơ sinh, viêm kết mạc và viêm da sau sinh.

Các bệnh phụ khoa lây truyền qua đường sinh sản như giang mai, lậu, sùi mào gà… ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Trẻ sơ sinh có thể nhiễm bệnh lậu qua dây rốn, bệnh lậu hoặc bị mụn cóc trên da khi sinh qua đường âm đạo. Vì vậy, nếu mắc các bệnh này, tốt nhất chị em nên điều trị dứt điểm trước khi mang thai.

Một số bệnh phụ khoa cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, khiến cho thai nhi không thể phát triển toàn diện và nguy cơ sinh non rất cao.

Bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao?

Bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ có thai thường không có dấu hiệu rõ ràng và khó để nhận biết, rất dễ nhầm lẫn với các biểu hiện thông thường của thai kỳ. Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý ngay khi có những dấu hiệu bất thường của bệnh cần đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị sớm nhất.

Tùy thuộc vào tác nhân gây viêm nhiễm và mức độ bệnh, bác sĩ se chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp và đảm bảo không ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường, mẹ bầu sẽ được kê thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo để điều trị bệnh và hạn chế uống kháng sinh vì chúng có thể tác động xấu đến thai nhi.

Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bị viêm phụ khoa thì có thể áp dụng một vài biện pháp tự cải thiện tình trạng viêm nhiễm dưới đây. Lúc này các bộ phận của thai nhi đã tương đối hoàn thiện nên sẽ an toàn hơn:

– Ăn sữa chua lên men tự nhiên mỗi ngày để cung cấp vi khuẩn có lợi, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh

– Mẹ bầu có thể dùng men vi sinh nhưng cần lưu ý rằng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để chắc chắn an toàn

– Khi bị viêm nhiễm phụ khoa thì mẹ nên kiêng quan hệ tình dục

– Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao để thụt rửa âm đạo

– Giữ vệ sinh vùng kín, mặc quần lót thoáng mát, chất liệu cotton để thấm hút tốt, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng

– Không nên tắm bồn vì có thể lây nhiễm thêm nguồn vi khuẩn khác

– Không tự ý mua thuốc về sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì có một số loại thuốc tốt cho người bình thường nhưng có thể gây hại cho mẹ bầu và bé nếu dùng không đúng cách, đúng liều.

– Hạn chế ăn đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng bài tiết của âm đạo, khiến âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và bệnh thêm nặng.

Với những chia sẻ của bác sĩ Hà Thị Huệ, mong rằng đã giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức quan trọng và biết bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao từ đó có các biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời. Hãy liên hệ đến số: 0836.633.399 nếu như còn bất kỳ băn khoăn nào cần được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất. 

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Tác giả bài viết
Bác sĩ phụ khoa giỏi
Tư vấn