ăn rau ram có tác dụng gì

Ăn rau răm có tác dụng gì? Bà bầu được ăn rau răm không?

1736 lượt xem - Đăng bởi Dương Thị Thắng Dương Thị Thắng
22/032019 share

Rau răm là loại rau gia vị thường sử dụng cùng với rất nhiều thực phẩm khác để làm tăng thêm mùi vị và độ hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó thì có không ít người cho rằng ăn rau răm có hại cho sức khỏe nên không được ăn nhiều. Vậy thực chất ăn rau răm có tác dụng gì, có bầu ăn rau răm được không?

Rau răm có tác dụng gì

Mục lục
  • 1 Ăn rau răm có tác dụng gì
    • 1.1. Có bầu ăn rau răm được không
    • 1.2. Ăn rau răm có ảnh hưởng gì

Ăn rau răm có tác dụng gì

Trong Đông y thì rau răm không chỉ là loại rau gia vị kích thích ăn uống mà còn như vị thuốc vì nó có tính ấm, ăn thấy cay nóng, mùi hắc. Chính vì thế mà ăn rau răm có tác dụng tốt đối với cơ thể nếu biết cách sử dụng đúng đắn và hợp lý.

Ăn rau răm giúp bụng ấm nhanh chóng, có thể sát trùng được dạ dày hiệu quả. Những ai thường xuyên sử dụng máy tính điện thoại thì có thể ăn rau răm để mắt sáng khỏe hơn, trí não hoạt động tốt hơn. Trong khoảng thời gian mùa hè nóng nực thì rất dễ khiến cơ thể mệt mỏi, say nắng, luôn thấy khát nước, chỉ cần đem 1 nắm rau răm giã nát, lọc lấy phần nước đem đun sôi là được.

Rau răm cũng có thể được sử dụng trong việc làm lành vết thương, giảm vết bầm bằng cách giã nát rau răm trộn cùng với long não để thoa lên nơi thấy đau buốt. Nếu mắc bệnh về đường tiêu hóa, hay bị lạnh bụng thì nước ép rau răm có thể cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Rất ít người biết rau răm còn có tác dụng khác là có thể giải độc khi rắn cắn. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần uống nước ép rau răm và kết hợp đắp phần lá giã nát lên vết thương là được.

Vì vậy mà câu hỏi ăn rau răm có tác dụng gì đã được giải đáp qua những thông tin bên trên. Chính vì vậy mà rau răm được xem là vị thuốc giúp trị được rất nhiều bệnh tật và thường được sử dụng cùng nhiều món ăn hàng ngày.

Có bầu ăn rau răm được không

Chính vì rau răm được sử dụng cùng với nhiều loại thực phẩm khác nhau nên các bà bầu thường chủ quan không để ý. Vậy có bầu ăn rau răm được không, có gây hại gì không? Câu trả lời là bà bầu không nên ăn rau răm vì nó không hề có lợi mà còn gây hại.

Đặc biệt là với bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu thì càng phải chú ý việc ăn uống, hạn chế ăn rau răm vì có thể gây ra tình trạng mất máu. Trong rau răm có hoạt chất khiến cho tử cung bị kích thích, bị co bóp nên rất dễ bị sảy thai nếu ăn rau răm.

Trong xã hội cũ rau răm thường được sử dụng để gây sảy thai và có hiệu quả rất cao. Cách sử dụng là giã nát rau răm và uống phần nước cốt vắt ra vào buổi tối. Nếu có tác dụng thì sáng hôm sau sẽ thấy phôi thai tự trục ra ngoài. Chính vì thế mà bà bầu không nên ăn rau răm để có thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:

Ăn ngải cứu khi mang thai có tốt không

Phá thai bằng rau răm có được hay không

Ăn rau răm có ảnh hưởng gì

Ăn rau răm đem lại nhiều lợi ích nhưng nếu sử dụng không đúng cách và quá lạm dụng sẽ gây hại cho cơ thể. Trong Đông y đã cảnh báo rằng nếu ăn rau răm quá nhiều sẽ khiến ảnh hưởng không hề tốt cho các chị em và nam giới.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong rau răm có chứa tinh dầu và cả chất gây ức chế tình dục ở cả nam giới và nữ giới. Chính vì thế mà những chị em đang có kinh nguyệt thì không nên ăn rau răm vì có thể làm cho kinh nguyệt bị tắc nghẽn, trường hợp nặng còn bị mất kinh nguyệt, làm tăng khả năng bị vô sinh. Bà bầu thì càng phải tránh xa rau răm vì dễ bị xảy thai. Với những người hay bị nóng trong, người sinh hỏa cũng không nên ăn rau răm quá nhiều.

Trên đây là bài viết về Ăn rau răm có tác dụng gì? Có bầu ăn rau răm được không? được chia sẻ với bạn đọc. Nếu như còn thắc mắc về ăn rau răm có tác dụng gì hay có những băn khoăn về sức khỏe sinh sản thì bạn hãy chọn ngay mục tư vấn trực tiếp ở góc phải màn hình để được bác sỹ giải đáp nhanh chóng.

Bạn đang xem bài viết về ăn rau răm có tác dụng gì tại trang sức khỏe: http://bsphukhoagioi.com/tin-tuc/an-gi-tot-cho-suc-khoe/

Trang chủhttp://bsphukhoagioi.com/

Nguồn tham khảo:

 

Hashtag: #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquoctei #angitotchosuckhoe

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Tác giả bài viết
Tags
Bác sĩ phụ khoa giỏi
Tư vấn