Ăn rau ngót có tốt cho bà bàu không

Ăn rau ngót có tốt không? Ăn rau ngót có tốt cho bà bầu hay không?

1195 lượt xem - Đăng bởi Dương Thị Thắng Dương Thị Thắng
22/032019 share

Ít ai biết rằng rau ngót không chỉ là loại rau thông dụng mà còn có chứa rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Vậy ăn rau ngót có tốt không? Ăn rau ngót có tốt cho bà bầu hay không? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây.

Ăn rau ngót có tốt cho bà bàu không

Mục lục
  • 1 Ăn rau ngót có tốt không
  • 2 Ăn rau ngót có tốt cho bà bầu hay không

Ăn rau ngót có tốt không

Để giải đáp ăn rau ngót có tốt không thì cần biết rõ về các thành phần. Theo như Đông y thì rau ngót có tính hàn nhưng đem nấu chín sẽ giảm bớt đi, có thể giải nhiệt hiệu quả, lợi tiểu. Còn y học hiện đại đã chỉ ra rằng ăn rau ngót giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất có lợi giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Ăn rau ngót giúp giảm huyết áp

Tác dụng này có được là do trong rau ngót có chưa hợp chất papaverin làm mạch máu giãn ra, ngăn co thắt cơ trơn. Với những người bị huyết áp cao thì nên ăn rau ngót hàng ngày để bệnh không gây nguy hiểm. Với những người bị bệnh xơ vữa động mạch, nghẽn mạch máu thì cũng nên ăn rau ngót để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Inulin có trong rau ngót có thể hỗ trợ khiến quá trình hấp thụ đường bị gián đoạn nên với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì điều này rất có lợi. Do không được ăn nhiều cơm do glucoz dễ chuyển hóa thành đường nên bổ sung thêm rau ngót sẽ làm bệnh giảm nhẹ đi.

Giúp giảm cân

Không chứa chất béo lại còn giàu protein, lalori nên ăn rau ngót hỗ trợ việc giảm cân hiệu quả. Vì thế mà ăn rau ngót mỗi ngày giúp chị em vừa có năng lượng hoạt động mà không bị tích tụ mỡ.

Ăn rau ngót còn đem lại rất nhiều tác dụng đáng nể như : trị tưa lưỡi, chảy máu cam, làm đẹp da, táo bón…

Xem thêm: Công dụng bất ngờ của rau ngót

Ăn rau ngót có tốt cho bà bầu hay không

Dù đem lại rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng ăn rau ngót lại không hề tốt cho bà bầu. Dù chưa có nghiên cứu chính thức nhưng trong Đông y có bài thuốc phá thai bằng rau ngót và trong rau ngót chứa papaverin nên dễ khiến cho tử cung bị co thắt, điều này lại không hề tốt khi phụ nữ có thai, dễ gây sảy thai. Vậy nên với phụ nữ đã từng bị sảy thai, đẻ non thì không nên ăn rau ngót.

Cơ thể mẹ cần rất nhiều dinh dưỡng để thai nhi có thể thấp thu phát triển. Nhưng ăn rau ngót lại khiến quá trình hấp thu canxi và photpho bị cản trở nên rau ngót không được khuyến khích sử dụng với bà bầu.

Nhưng khi đã sinh xong thì rau ngót lại trở thành món ăn được khuyến khích. Lúc đó ăn rau ngót giúp làm sạch máu và rất tốt cho cơ thể. Khi sinh xong ăn rau ngót giúp giảm đi nguy cơ bị viêm nhiễm, làm vết thương nhanh được phục hồi. Khi sinh xong vẫn còn sót lại nhau và phải mất 2-6 tuần thì mới có thể làm sạch nhau trong cơ thể. Nếu ăn rau ngót thì có thể giúp tống chất nhầy ra ngoài nhanh chóng hơn.

Các bạn có thể đọc thêm: Ảnh hưởng của rau ngót với bà bầu

Không nên ăn rau ngót quá nhiều

Nếu lạm dụng ăn rau ngót quá nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng đối với sức khỏe, khiến cơ thể thấy khó chịu :

  • Khiến mất ngủ : tác dụng phụ đầu tiên nếu ăn quá nhiều rau ngót là sẽ thấy mất ngủ, khó thở. Tuy nhiên có thể giảm tác dụng xấu này bằng cách đun sôi trước khi sử dụng.
  • Bà bầu tuyệt đối cần tránh xa rau ngót để tránh bị sảy thai.
  • Ăn rau ngót làm ngăn cản quá trình hấp thu canxi và photpho : điều này khiến cơ thể bị ảnh hưởng khi không có đủ chất, dễ gây mệt mỏi.

Khi sử dụng rau ngót thì nên chọn những cây lá mỏng nhưng cứng. Không ăn những lá bị xoăn, dày mềm vì có thể là do lượng thuốc trừ sâu thừa gây ra.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho ăn rau ngót có tốt không được chia sẻ với các chị em. Nếu như còn câu hỏi nào khác về ăn rau ngót có tốt không hay có thắc mắc về sức khỏe sinh sản thì các chị em hãy chọn mục chat trực tiếp ở góc phải màn hình để được giải đáp sớm nhất.

Trang chủ: http://bsphukhoagioi.com/

Nguồn tham khảo: 

 

Hashtag: #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquocte #angitotchosuckhoe

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Tác giả bài viết
Tags
Bác sĩ phụ khoa giỏi
Tư vấn