Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì? Nguy hiểm như thế nào?

2337 lượt xem - Đăng bởi Trương Thị Vân Trương Thị Vân
15/032019 share

Ung thư cổ tử cung

Mục lục
  • 1 Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?
  • 2 Triệu chứng thường gặp
    • 2.1. Những dấu hiệu và triệu chứng?
  • 3 Nguyên nhân gây bệnh
    • 3.1. Những nguyên nhân gây ra bệnh?
  • 4 Nguy cơ mắc phải
    • 4.1. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung?
  • 5 Phương pháp điều trị
    • 5.1. Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh ?
    • 5.2. Những phương pháp dùng để điều trị bệnh ?
  • 6 Chế độ sinh hoạt phù hợp
    • 6.1. Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế bệnh?

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?


Ung thư cổ tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Theo thông kê của Tổ chức Ung thư Toàn cầu Globocan, năm 2018 ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm, Việt Nam phát hiện hơn 4100 ca mắc mới và 2400 phụ nữ tử vong do căn bệnh này.

Chị em bị bệnh này là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ ung thư nếu làm xét nghiệm Pap thường xuyên. Bạn có thể chữa khỏi ung thư cổ tử cung có thể nếu phát hiện bệnh sớm. Đây là lý do số lượng trường hợp ung thư cổ tử cung đang giảm dần trên thế giới.

Triệu chứng thường gặp


Những dấu hiệu và triệu chứng?

Ở giai đoạn đầu, chị em bị ung thư và tiền ung thư không có triệu chứng, chỉ đến khi khối u phát triển lớn hoặc ảnh hưởng đến một số chức năng trong cơ thể thì mới các triệu chứng mới  xuất hiện. Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung bao gồm:

– Chảy máu bất thường từ âm đạo, chẳng hạn như chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, thời gian dài hơn so với chu kỳ bình thường, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ, chảy máu sau khi mãn kinh, chảy máu sau khi đi vệ sinh hoặc khám phụ khoa;

– Đau ở bụng dưới hoặc xương chậu;

– Đau khi quan hệ tình dục;

– Tiết dịch âm đạo bất thường, chẳng hạn như có ít máu từ dịch âm đạo tiết ra.

Một số bệnh khác, chẳng hạn như nhiễm trùng, cũng có thể gây ra các triệu chứng giống với ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, cho dù nguyên nhân gì, bạn cũng nên đến bác sĩ để kiểm tra các triệu chứng. Nếu bạn xem nhẹ và bỏ qua những triệu chứng này, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn và không thể điều trị hiệu quả.

Ung thư cổ tử cung

Bạn cũng có thể phòng ngừa bệnh tốt hơn bằng cách thường xuyên làm xét nghiệm tầm soát ung thư như xét nghiệm Pap và khám phụ khoa.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh


Những nguyên nhân gây ra bệnh?

Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra thông qua quan hệ tình dục.

Có hơn 100 loại virus HPV, nhưng hầu hết đều vô hại. Thực tế, hầu hết mọi người đều nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời. Một số loại HPV có thể không gây triệu chứng gì cả, một số có thể gây ra mụn cóc sinh dục và một số có thể dẫn đến ung thư . Hai chủng virus HPV (HPV 16 và HPV 18) chiếm 70% tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung. Hai loại virus HPV này không gây ra bất kì triệu chứng nào nên bạn không thể biết mình có đang bị nhiễm virus hay không.

Bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện virus HPV thông qua xét nghiệm Pap, đây là lý do tại sao xét nghiệm Pap rất quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap có thể xác định các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành ung thư. Nếu bác sĩ chữa lành  hoặc cắt bỏ các tế bào bị tổn thương, bạn sẽ thoát khỏi bệnh ung thư.

Nguy cơ mắc phải


Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung bao gồm:

– Nhiễm virus HPV: quan hệ tình dục với nhiều người có thể làm bạn tăng nguy cơ nhiễm HPV 16 và 18;

– Hút thuốc: thuốc lá chứa nhiều hóa chất có thể gây hại cho cơ thể. Phụ nữ hút thuốc sẽ dễ bị ung thư gấp hai lần so với người không hút thuốc;

– Ức chế miễn dịch: thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus gây ra bệnh AIDS, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung;

– Nhiễm chlamydia: một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung sẽ tăng cao nếu bạn đã hoặc nhiễm chlamydia;

– Ăn ít trái cây và rau quả: phụ nữ ăn không đủ các loại trái cây và rau quả sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư;

– Thừa cân: phụ nữ thừa cân có nhiều khả năng bị ung thư;

– Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài: các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng về việc uống thuốc ngừa thai trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung;

– Sử dụng thiết bị trong tử cung: một nghiên cứu gần đây cho thấy những phụ nữ từng sử dụng dụng cụ tử cung (IUD, một thiết bị được đưa vào tử cung của bạn để ngăn ngừa mang thai) có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung thấp hơn bình thường;

– Mang thai nhiều: những phụ nữ mang thai 3 lần hoặc nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung;

– Mang thai lần đầu khi dưới 17 tuổi: phụ nữ dưới 17 tuổi mang thai lần đầu sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 2 lần so với người bình thường;

– Hoàn cảnh sống khó khăn: phụ nữ nghèo đói sẽ không thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ, bao gồm cả xét nghiệm Pap;

– Diethylstilbestrol: diethylstilbestrol là thuốc nội tiết tố dùng để ngăn ngừa sảy thai. Các mẹ dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai thường có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung. Con gái của những người này cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này;

– Bệnh sử gia đình: người thân trong gia đình bị ung thư cổ tử cung hoặc ung thư vú;

– Di truyền: nếu mẹ hoặc chị em bị ung thư cổ tử cung, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ tăng lên 2-3 lần cao hơn so với người bình thường.

Phương pháp điều trị


Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh ?

Bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm Pap để chẩn đoán ung thư. Nếu xét nghiệm này phát hiện các tế bào bất thường, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán ví dụ như sinh thiết.

Bạn sẽ đến khám bác sĩ phụ khoa nếu có kết quả kiểm tra bất thường hoặc nếu bác sĩ thấy có khối u bên trong cổ tử cung hoặc nếu bạn bị chảy máu bất thường.

Không phải mọi trường hợp chảy máu từ âm đạo đều là do ung thư cổ tử cung gây ra. Bệnh chlamydia là một trong những lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ bị chảy máu âm đạo bất thường. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi kiểm tra để trước tiên phát hiện bệnh chlamydia.

Một số xét nghiệm khác cần thiết để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh, bao gồm:

  • Soi cổ tử cung: Bác sĩ sẽ đưa một kính nhỏ có ánh sáng ở đầu để quan sát cổ tử cung;
  • Sinh thiết khoét chóp: Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này trong tình trạng bạn bị gây tê để lấy một mẫu mô ở cổ tử cung hình nón và quan sát nó dưới kính hiển vi. Bạn có thể bị chảy máu âm đạo đến bốn tuần sau khi làm thủ thuật.

Khi chắc chắn bạn bị ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem ung thư đã ở giai đoạn nào. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

– Kiểm tra tử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang cho bệnh ung thư. Bạn sẽ được làm giảm đau khi thực hiện các thủ thuật này;

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra xương, máu và thận;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), cộng hưởng từ (MRI), X-quang và chụp cắt lớp phóng xạ (PET scan). Xét nghiệm bằng hình ảnh giúp bác sĩ xác định khối ung thư và xác định xem liệu các tế bào ung thư đã lan rộng chưa.

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh ?

Điều trị ung thư cổ tử cung rất phức tạp, do đó bệnh viện thường sẽ có một đội ngũ chuyên về điều trị bệnh vào giai đoạn sớm cũng như bệnh khi đến giai đoạn trễ. Điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu là lí tưởng nhất, nhưng đa số các bệnh nhân không phát hiện được bệnh ở giai đoạn này.

Nhìn chung, có ba phương pháp điều trị chính bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Phẫu thuật

Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối ung thư, bao gồm:

  • Cắt bỏ cổ tử cung: bao gồm phần cổ tử cung, mô xung quanh và phần trên của âm đạo, nhưng giữ lại phần tử cung;
  • Cắt bỏ tử cung: bao gồm cổ tử cung và tử cung. Bác sĩ có thể cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng tùy thuộc vào giai đoạn ung thư. Bạn sẽ không thể có con nếu cắt bỏ tử cung;
  • Đoạn chậu: đây là một phẫu thuật lớn, trong đó cổ tử cung, âm đạo, tử cung, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng được loại bỏ.

Xạ trị

Trong giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung, bạn có thể được điều trị duy nhất  bằng xạ trị hoặc kết hợp với phẫu thuật. Sau đó, khi ung thư đã tiến sang giai đoạn trễ, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị kết hợp với hóa trị liệu để giảm chảy máu và đau đớn cho bạn.

Trong điều trị này, bác sĩ sẽ chiếu tia xạ vào cơ thể. Máy chiếu tia xạ có thể đặt ở bên ngoài hoặc để trong cơ thể hoặc có thể kết hợp cả hai phương pháp này trong một số trường hợp. Một đợt xạ trị thường kéo dài khoảng 5-8 tuần.

Hóa trị

Bạn có thể tiến hành hóa trị hoặc kết hợp với xạ trị để điều trị ung thư cổ. Trong ung thư giai đoạn trễ, bác sĩ thường sử dụng phương pháp để ngăn ngừa ung thư phát triển rộng hơn. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.

Tuy nhiên, tất cả các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung đề có tác dụng phụ. Bạn nên thảo luận trước với bác sĩ về chúng. Bạn có thể sẽ bị mãn kinh sớm, hẹp âm đạo hoặc tắc nghẽn hạch bạch huyết sau khi điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp


Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế bệnh?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Nhờ sự trợ giúp về vật chất lẫn tinh thần từ gia đình, bạn bè hoặc nhân viên tư vấn. Bạn có thể tham gia các nhóm hỗ trợ người bị bệnh ung thư cổ tử cung;
  • Xét nghiệm Pap là cách tốt nhất để tìm tế bào thay đổi hay virus HPV ở cổ tử cung. Bạn phải thường xuyên làm xét nghiệm Pap theo quy định của bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời;
  • Nếu bạn dưới 26 tuổi, bạn nên tiêm chủng ngừa HPV, vắc xin sẽ bảo vệ bạn chống lại HPV 16 và HPV 18 – hai loại virus có thể gây ung thư cổ tử cung;
  • Tránh bị nhiễm virus HPV bằng cách quan hệ tình dục an toàn, chẳng hạn như sử dụng bao cao su và hạn chế số lượng bạn tình.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế là một trong các địa chỉ thực hiện xét nghiệm và điều trị Ung thư cổ tử cung được Sở y tế cấp phép hoạt động nên bệnh nhân có thể yên tâm tin tưởng lựa chọn khám và điều trị tại đây

Hoạt động theo mô hình Y tế xanh hướng đến xây dựng cộng đồng y tế vững mạnh mà tất cả người bệnh đều được trải nghiệm những tiện ích của dịch vụ này. Với cơ sở vật chất khang trang, gồm nhiều phòng ốc sang trọng: phòng thăm khám, phòng xét nghiệm, phòng hỗ trợ điều trị, phòng thủ thuật, phòng lưu bệnh nhân, phòng chờ của người nhà… cùng hệ thống thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại giúp cho quá trình chẩn đoán chính xác; môi trường y tế trong sạch; dịch vụ tiện nghi.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

– Đặc biệt, tại phòng khám, bạn sẽ được tư vấn tận tình, chu đáo và chuẩn xác nhất từ đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm từng có thời gian làm việc lâu năm tại các bệnh viện lớn.

– Phương pháp hỗ trợ điều trị khoa học, kết hợp cả Đông y và Tây y với hiệu quả cao, không tái lại. Chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế, thông tin cá nhân bảo mật.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là những thông tin của các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế về ung thư cổ tử cung. Nếu còn có những thắc mắc về căn bệnh này vui lòng nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi điện đến SĐT: 02438 255 599 – 0836 633 399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Xem thêm: Các bệnh phụ khoa!

 

Hashtag: #bsphukhoa #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquocte

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Tác giả bài viết
Tags
Bài viết liên quan
Bác sĩ phụ khoa giỏi
Tư vấn