Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân – Dấu hiệu – Cách điều trị hiệu quả

1221 lượt xem - Đăng bởi Trương Thị Vân Trương Thị Vân
12/032019 share

Rối loạn kinh nguyệt

Mục lục
  • 1 Rối loạn kinh nguyệt là gì?
    • 1.1. Nguyên nhân chị em bị rối loạn kinh nguyệt?
    • 1.2. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
    • 1.3. Làm thế nào để kinh nguyệt trở về bình thường?

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề thường gặp phải ở các chị em phụ nữ, đặc biệt là các chị gái đang trong tuổi dậy thì và các cô trong độ tuổi tiền mãn kinh. Tình trạng này nếu diễn ra ít và biết rõ nguyên nhân như ăn nhiều loại thực phẩm cay nóng thì tình trạng này chỉ là tạm thời và không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, với những trường hợp như nhiều chị em gặp phải, kinh nguyệt không đều trong thời gian dài, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài thì rối loạn kinh nguyệt được gọi là một bệnh lý phụ khoa.

Nguyên nhân chị em bị rối loạn kinh nguyệt?

Mất cân bằng nội tiết tố

Trong suốt thời kỳ sinh sản của mình, người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn bao gồm từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Những điểm mốc này thường đi liền với sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, biểu hiện thành các dạng như kinh nguyệt không đều hoặc bị mất.

Tăng hoặc giảm cân

Đột nhiên tăng hoặc giảm cân cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt bởi vì những biến động trong cân nặng của phụ nữ làm nhiễu loạn mức độ hoóc môn trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự hành kinh. Hầu hết phụ nữ giảm cân đều bị kinh nguyệt thất thường, còn đôi khi phụ nữ tăng cân cũng bị tình trạng này.

Rối loạn ăn uống

Một số rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ cũng có thể làm cho kinh nguyệt không đều. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không bình thường làm biến động mức độ hoóc môn và cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng quan trọng của cơ thể, ví dụ như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.

Tập thể dục quá nhiều

Tập thể dục nhiều cũng làm thay đổi các hoạt động thông thường của cơ thể và gây kinh nguyệt không đều. Chẳng vậy mà hầu hết các vận động viên – những người tập thể dục rất nhiều – thường xuyên phải đối mặt với vấn đề rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn tuyến giáp

Phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp thường có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân do hoóc môn tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể chúng ta và vì thế ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Cho con bú

Cho con bú cũng ảnh hưởng đến lượng hoóc môn và làm rối loạn cân bằng bình thường của phụ nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại cũng phải cần một thời gian nó mới đi vào ổn định.

Dậy thì

Khi mới có kinh nguyệt, hầu hết bạn gái đều có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân vì mức độ nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải mất một thời gian để ổn định và hình thành quy luật. Nói chung, các bạn gái thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên bị kinh nguyệt không đều.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong độ tuổi này, buồng trứng có thể sản sinh ra các nang làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra. Nếu tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều. Nó có nhiều triệu chứng nhận thấy được bao gồm tăng cân, mụn trứng cá, thường xuyên chậm kinh, mất kinh và rậm lông.

Trước khi mãn kinh

Đến giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ cũng trải qua kinh nguyệt không đều. Điều này là bình thường bởi kể từ khi mức độ hoóc môn nữ bắt đầu giảm thì chu kỳ kinh trước đó bị phá vỡ và dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Căng thẳng

Công việc căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress… sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hoóc môn cortisol. Loại hoóc môn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Sự ảnh hưởng của các loại hoóc môn này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Gây thiếu máu

Chảy máu kinh nguyệt nhiều là một nguyên nhân gây thiếu máu, nó là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu (giảm hồng cầu máu) ở phụ nữ tiền mãn kinh. Sự mất máu hơn 80mL mỗi chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến thiếu máu. Hầu hết các trường hợp đều là thiếu máu nhẹ. Tuy nhiên, dù là thiếu máu nhẹ đến trung bình cũng có thể làm giảm vận chuyển oxy trong máu, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt và da xanh xao, thiếu sức sống, thậm chí ngất xỉu nhiều lần. Thiếu máu nặng nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về tim.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Rối loạn kinh nguyệt có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, u nang buồng trứng,… Bệnh đôi khi làm cho vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ dễ nhiễm khuẩn và dẫn đến mắc một số bệnh phụ khoa. Các bệnh phụ khoa nếu không điều trị kịp thời rất dễ chuyển biến thành bệnh ác tính và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Nguy cơ vô sinh

Nguy cơ hiếm muộn, thậm chí là vô sinh ở những người bị rối loạn kinh nguyệt là rất cao. Là biểu hiện của sự bất thường về sinh lý ở phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt không đều dẫn tới việc khó khăn trong dự tính ngày rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai. Có một tỉ lệ lớn các chị em phụ nữ ở độ tuổi 30-40 tuổi vẫn chưa có con bị rối loạn kinh nguyệt. Nó chứng minh rối loạn kinh nguyệt làm giảm khả năng thụ thai và có nguy cơ vô sinh cao.

Ảnh hưởng đến nhan sắc

Phụ nữ được gọi là phái đẹp nên sắc đẹp là vấn đề mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng quan tâm. Rối loạn kinh nguyệt làm cho cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, dễ cáu gắt làm cho chị em phụ nữ trông thiếu sức sống, xuống sắc.

Làm thế nào để kinh nguyệt trở về bình thường?

Để điều hòa kinh nguyệt trở về bình thường, chị cần có một lối sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một số điều chị cần làm và chú ý:

Giữ tinh thần thoải mái

Khi cơ thể trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress, mất ngủ,… cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy giữ cho tinh thần thoải mái, tâm sinh lý ổn định là điều cần thiết và hiệu quả để điều trị triệu chứng này.

Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Rối loạn kinh nguyệt gây thiếu máu, mệt mỏi vì vậy một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết cho những chị em bị rối loạn kinh nguyệt. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng tâm sinh lý, giúp cho chu kỳ kinh nguyệt của chúng ta trở về bình thường.

Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có thành phần chủ yếu là hai loại hoormon sinh dục nữ là estrogen và progesteron. Sử dụng thuốc tránh thai làm thay đổi nồng độ hoormon trong cơ thể mà hoocmôn sinh dục có ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi hoormon bị mất cân bằng, trứng sẽ không rụng gây chậm kinh hoặc vô kinh.

Rối loạn kinh nguyệt

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Làm việc quá nhiều khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi,… gây rối loạn kinh nguyệt. Khi thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, cơ thể được điều tiết về trạng thái cân bằng, sinh lý cơ thể sẽ trở về bình thường do đó điều trị rối loạn kinh nguyệt có hiệu quả.

Các biện pháp này thực hiện rất đơn giản, chúng không chỉ điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt mà còn giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Khi thực hiện các biện pháp này thời gian dài mà vẫn không có hiệu quả các chị em cần đến các cơ sở khám phụ khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn .

Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế về tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở nữ giới. Mọi thắc mắc chị em vui lòng nhấp chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi điện đến SĐT: 02438 255 599 – 0836 633 399 để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

⇒Xem thêm: Các bệnh phụ khoa thường gặp!

Nguồn tham khảo:

+ Menstrual Disorders: https://www.summahealth.org/medicalservices/womens/aboutourservices/gynecological-services/menstrual-disorders

+ Overview of Menstrual Disorders: https://www.msdmanuals.com/home/women-s-health-issues/menstrual-disorders-and-abnormal-vaginal-bleeding/overview-of-menstrual-disorders

Hashtag: #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquocte

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Tác giả bài viết
Tags
Bài viết liên quan
Bác sĩ phụ khoa giỏi
Tư vấn