ăn hồng có béo không

Ăn hồng có béo không? Ăn hồng ngâm có tốt không?

1048 lượt xem - Đăng bởi Dương Thị Thắng Dương Thị Thắng
21/052019 share

Quả hồng chín có vị ngọt và chứa nhiều đường nên nhiều chị em e ngại không dám ăn vì sợ gây tăng cân, ảnh hưởng đến vóc dáng. Vậy “ăn hồng có béo không” hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

ăn hồng có béo không

Quả hồng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể mang lại nhiều lợi ích như: làm đẹp da, ngăn ngừa nhiều bệnh cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh,…

Mục lục
  • 1 Ăn hồng có béo không?
    • 1.1. Vậy ăn hồng ngâm có tốt không?
    • 1.2. Ăn hồng ngâm khi mang thai có được không?

Ăn hồng có béo không?

Theo kết quả nghiên cứu thì ăn hồng không những không béo, mà còn có tác dụng giảm cân rất tốt. Vì quả hồng chứa ít calo và hàm lượng chất béo lại rất thấp nên đây sẽ là sự lựa chọn cho nhiều chị em có mong muốn giảm cân. Hoặc nếu như bạn biết kết hợp thì có thể ăn kết hợp quả hồng với bơ hay kem, hoặc trộn với gia vị để ăn kem với bánh mì, bánh ngọt hay bánh xốp cũng giúp giảm cân rất tốt cho chị em phụ nữ để có một vóc dáng thon gọn.

Xem thêm: 

Ăn nhiều roi có béo hay không? 

Ăn lạc có béo không?

Vậy ăn hồng ngâm có tốt không?

Quả hồng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nếu bạn biết bổ sung hợp lý, những lợi ích từ quả hồng mang lại đó là:

  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể: nguồn vitamin C dồi dào trong quả hồng đóng vai trò là chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường sức đề kháng, hệ thống miễn dịch của cơ thể ngăn ngừa các tác nhân gây nên các bệnh như: cảm cúm, cảm lạnh…
  • Ngăn ngừa ung thư: kết quả nghiên cứu cho thấy trong quả hồng có chứa các chất có tác dụng kháng ung thư rất tốt như: beta caroten, sibutol và axit bitulinic.
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: trong quả hồng chứa nhiều đường, tuy nhiên thì hầu hết là glucose và fructose giúp kiểm soát đường huyết, lưu thông máu trong cơ thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Có lợi cho hệ tiêu hóa: quả hồng chứa nhiều chất xơ và tannin, các chất này có tác dụng kích thích quá trình hoạt động của nhu động ruột giúp tăng cường hệ tiêu hóa.
  • Phòng và điều trị bệnh thiếu máu: đồng có tác dụng giúp cơ thể chất sắt để tạo nhiều tế bào máu đỏ, mà trong quả hồng lại chứa nhiều đồng nên khi ăn quả hồng sẽ có tác dụng giúp cơ thể phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu.
  • Tốt cho mắt: hàm lượng vitamin A và beta caroten có trong trái hồng giúp cải thiện thị lực rất tốt và ngăn ngừa các bệnh về mắt như cận thị, thoái hóa điểm vàng.
  • Giảm cân hiệu quả: quả hồng chứ ít calo và chất béo nên khi bổ sung vào cơ thể không những không gây tăng cân mà còn có tác dụng giảm cân rất tốt, mang lại cho bạn một vóc dáng thon gọn.
  • Chống viêm: catechins và polyphenolic là những chất chống oxy hóa nên có tác dụng chống viêm và chống nhiễm trùng rất tốt. Vậy khi ăn hồng sẽ giúp cho các vết thương trên da nhanh lành hơn.

Ngoài ra, quả hồng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy, cao huyết áp, ho khan do viêm phế quản mãn tính…

Ăn hồng ngâm khi mang thai có được không?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: phụ nữ mang thai khi ăn hồng ngâm sẽ giúp làm nhẹ dạ dày, giảm tình trạng đầy hơi và trị táo bón; giúp kiểm soát đường huyết; giảm thèm ăn; chống viêm chống, nhiễm trùng hiệu quả và tăng cường hệ tiêu hóa rất tốt.

Tuy nhiên khi ăn hồng ngâm mẹ bầu phải lưu ý: nên chọn mua ở những nơi có uy tín để tránh tình trạng hồng bị ngâm trong hóa chất, và nên chọn những quả da bóng, trơn, nhẵn thì ngâm sẽ ngon hơn. Khi bạn mua hồng bạn thử xem nếu có vị chát thì chưa chín, nếu chẳng may bạn mua phải quả chưa chín thì bạn có thể ngâm nguyên quả vào nước sôi để nguội chờ chín. Hoặc nếu bạn muốn nhanh hơn thì sau khi rửa sạch bằng nước muối thì bạn dùng kim châm qua quả hồng sau đó ngâm vào nước sôi để nguội cho hết chát thì có thể ăn được.

Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, nếu bạn còn có vấn đề gì thắc mắc thì vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 02438 255 5990836 633 399 để được tư vấn miễn phí nhé.

Nguồn tham khảo:

+ Diospyros:https://en.wikipedia.org/wiki/Diospyros

+ Diospyros lycioides Desf: http://pza.sanbi.org/diospyros-lycioides

Hashtag: #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquocte

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Tác giả bài viết
Tags
Bác sĩ phụ khoa giỏi
Tư vấn